Bà đẻ có ăn được rau tầm bóp không?

5/5 - (1 bình chọn)

Phụ nữ sau sinh luôn có một chế độ ăn uống khắt khe hơn so với những người bình thường bởi ở giai đoạn này, sức khỏe vẫn chưa hồi phục, song song với đó các chị em còn đang cho con bú, chính vì thế vấn đề ăn uống rất được chú trọng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Có nhiều mẹ thắc mắc: Bà đẻ có ăn được rau tầm bóp không? Cùng Vựa Nông sản Tây Nguyên tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn có đang nhầm lẫn rau tầm bóp và lulu đực?

Rau tầm bóp là một loại rau dại thường xuất hiện ở các bãi đất hoang, ven ruộng, bờ ao… và được xem là loại rau sạch dùng để chế biến các món ăn dân dã như xào tỏi, luộc, nấu canh cua.

Hiện nay, theo vùng miền, có 2 loại rau tầm bóp thường được mọi người nhắc đến

Vựa Nông Sản Tây Nguyên
Cây tầm bóp và cây lulu đực rất dễ bị nhầm lẫn với nhau

Một loại là rau tầm bóp còn có tên gọi là cây lồng đèn, cây thù lù cạnh, cây bùm bụp, tên khoa học là Physalis angulata là loại cây thân thảo hàng năm có chiều cao từ 40-90cm, lá hình bầu dục, hoa mọc đơn lẻ, 5 cánh, quả hình tròn đường kính khoảng 1,5-2cm, được bao bọc trong một lớp lá mỏng bên ngoài có hình lồng đèn, quả chín màu vàng cam, ăn được.

Một loại là rau tầm bóp có tên cây lu lu đực, có lá tương tự như lá cây lồng đèn, nhưng khác về hình dáng quả.

Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có cây lồng đèn mới chính xác là rau tầm bóp, loại còn lại (lu lu đực) có tên khoa học là Solanum nigrum, cây có hoa dạng chùm (thường là 3 bông), quả chùm, màu xanh, khi chín màu tím đen, được gọi là rau tầm bóp do ngôn ngữ địa phương, tên gọi này không có trong các báo cáo, nghiên cứu khoa học, không được công nhận.

Chính vì tên gọi giống nhau nên 2 loại cây này thường bị nhầm lẫn, cả 2 loại đều được dùng làm rau để ăn và làm thuốc chữa bệnh ở nhiều nơi, tuy nhiên thành phần hóa học của chúng cũng như chỉ số độc tố hoàn toàn khác xa nhau.

Chính vì thế, bạn cần phân biệt được đâu là cây tầm bóp (cây lồng đèn) và đâu là cây lu lu đực và công dụng thật sự của nó trước khi muốn sử dụng chúng vào các mục đích như làm rau hoặc làm thuốc.

Vựa Nông Sản Tây Nguyên
Cần phân biệt rau tầm bóp và cây lu lu đực trước khi ăn

Xem chi tiết tại: Cây tầm bóp có mấy loại? Phân biệt cây tầm bóp và cây lulu

Bà đẻ có ăn được rau tầm bóp không?

  • Nếu loại rau tầm bóp bạn nhắc đến là cây lồng đèn, bạn có thể ăn được

Cây tầm bóp là loại thực phẩm đang thu hút sự chú ý bởi giá trị dinh dưỡng và công dụng hiệu quả của chúng trong việc chữa một số loại bệnh như ho, viêm, mụn nhọt, đinh độc..

Theo như nghiên cứu, nó rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C và sắt, đồng thời có nhiều tác dụng có lợi, đặc biệt là quả tầm bóp chín, bao gồm tác dụng chống oxy hóa, chống viêm cũng như hỗ trợ giảm cân, làm đẹp da, sáng mắt, chắc xương…

Nhiều thông tin cho biết, rau tầm bóp không độc, tuy nhiên trên thực tế, tất cả các bộ phận của cây đều có độc, nhưng với liều lượng rất nhỏ, hầu như không gây nguy hiểm gì cho con người.

Cây tầm bóp thuộc họ Cà (Solanaceae), nên cũng tương tự như các thành viên khác trong họ của mình (cà chua, khoai tây), các bộ phận của cây đều có độc, ngoại trừ quả chín.

Vựa Nông Sản Tây Nguyên
Bà đẻ có ăn được rau tầm bóp không?

Thành phần hóa học trong lá, quả xanh, thân của cây có chứa Alkaloid Tropane

Alcaloid này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau cho người và động vật như ngứa, buồn nôn, nôn, rối loạn nhẹ đường tiêu hóa, rối loạn tâm thần, tê liệt, độc gan, rối loạn nhịp tim và tử vong… – Theo báo đời sống và sức khỏe

Mặc dù chứa Alkaloid Tropane với lượng rất nhỏ, chưa có nghiên cứu trên người về ảnh hưởng của alcaloid trong cây tầm bóp đối với sức khỏe con người, tuy nhiên sức khỏe của mẹ sau sinh vẫn rất cần được bảo vệ một cách thận trọng, vì vậy nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi ăn rau tầm bóp.

Ngoài ra, cây tầm bóp còn có thể tác dụng với thuốc tây, các loại thực phẩm chức năng chính vì thế, nếu bạn đang sử dụng thuốc tây hay thực phẩm chức năng để hồi phục sau sinh thì tốt nhất không nên ăn rau tầm bóp để tránh các loại thực phẩm này tương tác với nhau, làm giảm tác dụng của thuốc hay gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

cây tầm bóp có mấy loại
Bà đẻ có ăn được rau tầm bóp không?

Tuyệt đối không ăn quả tầm bóp chưa chín vì độc tố có trong quả xanh rất lớn (tương tự cà chua xanh), gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Khi ăn, chỉ ăn với số lượng ít, khi thấy các dấu hiệu như chóng mặt, buồn nôn cần ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và hướng dẫn điều trị.

  • Nếu loại rau tầm bóp bạn nhắc đến là cây lu lu đực – không nên ăn

Lu lu đực là loại cây chứa độc tính cao trong tất cả các bộ phận của cây, theo bệnh viện Vinmec, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng loại rau này.

Cây lu lu đực được biết đến với việc chứa nhiều độc tố solanin trong quả và nitrate trong lá.

Solanin là một chất độc tố có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nếu tiêu thụ quá liều. Nếu bạn không may ăn phải quả chưa chín hay lá sống của cây lu lu đực, sau khoảng 6-12 tiếng, có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, vã mồ hôi, nôn mửa, đau bụng, và rối loạn hô hấp, có thể dẫn đến tình trạng hôn mê.

Đối với người bình thường, khi chế biến cây thù lù đực cần nấu chín kỹ để loại bỏ bớt độc tố có trong thành phần của cây, đặc biệt không nên ăn quả xanh chưa chín vì lượng độc tố trong quả xanh rất cao.

Cách làm món rau tầm bóp nấu canh cua
Lu lu đực thường được gọi là rau tầm bóp ở một số địa phương và dùng làm các món ăn

Kết luận

Tóm lại, nếu bạn là phụ nữ vừa mới sinh con hoặc đang mang thai, tốt nhất không nên ăn rau tầm bóp hoặc rau lu lu đực, tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn từ loại cây dại này.

Bài viết trên đây cung cấp thông tin về vấn đề “Bà đẻ có ăn được rau tầm bóp không?”, Vựa Nông sản Tây Nguyên hi vọng sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho quý bạn đọc.

>> Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *