Gan chịu trách nhiệm thanh lọc các chất độc hại trong cơ thể. Một số loại cây thảo dược đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua để hỗ trợ chức năng của gan, trong đó có cây thù lù hay còn gọi là cây tầm bóp. Với đặc tính nổi bật như chống viêm, giải độc, bạn có thể sử dụng cây tầm bóp chữa bệnh gan nhẹ như viêm gan vàng da, giúp thải độc gan hiệu quả.
Sơ lược về cây tầm bóp
-
Nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm
Cây thù lù hay còn gọi là cây tầm bóp, cây lồng đèn, bùm bụp có tên khoa học là Physalis angulata có nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới, với đặc tính thích nghi cao, phát triển tốt ở mọi loại đất nên hiện nay chúng phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, thường mọc hoang ở ven đường, bờ ruộng, bãi đất hoang…
Thuộc họ cà (Solanaceae) như cà tím, khoai tây và cà chua. Về mặt hình thức, quả thù lù giống cà chua, cũng có lớp vỏ mỏng như giấy, bảo vệ.
Cây tầm bóp là loại cây bụi thân thảo thường đạt độ cao từ 40 – 90cm và có hoa màu vàng và tím, lá mọc so le, hoa đơn mọc ở nách lá.
Quả hình bầu dục được bọc trong đài hoa 5 cánh như chiếc đèn lồng, quả màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng cam.
-
Công dụng
Các thành phần của cây thù lù chứa các khoáng chất, axit amin, withanolides, flavonoid và axit béo thiết yếu. Tác dụng sinh học chính của chúng bao gồm tác dụng:
– Thanh nhiệt, giải độc
– Chống viêm
– Chống oxy hóa…
Trong một số hệ thống y học dân gian, các bộ phận của cây Physalis angulata được sử dụng như một loại dược liệu truyền thống. Trong một số vùng, cây được cho là có tính chất chống vi khuẩn, chống viêm, và có thể được sử dụng để điều trị một số bệnh như sốt rét.
Cây thù lù có trị bệnh gan không?
Cây tầm bóp chữa bệnh gan được không? – Câu trả lời là có.
Cây thù lù mang nhiều đặc tính chữa bệnh, một trong số những công dụng nổi bật của nó là giải độc, chống viêm hiệu quả.
Thử nghiệm sàng lọc hóa chất thực vật ở quả, lá, rễ của cây thù lù cho thấy sự hiện diện của các ancaloit, withanolide tự do, glycowithanolides và flavonoid, đây là những chất đóng vai trò bảo vệ chức năng gan, chống xơ gan.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy nước ép quả thù lù có thể giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan, bảo vệ gan và thận chống lại sẹo mô (còn được gọi là xơ hóa). – theo Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ
Một nghiên cứu khác về Thành phần hóa học của lá dâu vàng chống xơ gan thận
Ngoài ra còn có nghiên cứu chứng minh rễ của cây tầm bóp có tác dụng chống xơ hóa gan – thận và là tác nhân bảo vệ 2 bộ phận quan trọng này của cơ thể.
Chính vì thế, chúng ta có thể sử dụng các bộ phận của cây thù lù làm thuốc để hỗ trợ điều trị một số bệnh về gan ở mức độ nhẹ như xơ gan giai đoạn nhẹ, viêm gan vàng da giai đoạn nhẹ.
Bài thuốc từ cây tầm bóp chữa bệnh gan
Nếu bạn đang mắc phải các loại bệnh về gan ở mức độ nhẹ như viêm gan vàng da… thì bạn có thể sử dụng cây thù lù kết hợp với các loại dược liệu đông y khác để làm bài thuốc chữa bệnh gan, hiệu quả rất cao. Các bước thực hiện như sau:
-
Nguyên liệu
– Thù lù (bao gồm cả rễ, thân, lá, hoa và quả) khô khoảng 100g Hoặc thù lù tươi khoảng 300g
– Bạch truật (hay đông truật, triết truật) 20g
– Mạch môn 10g
– Huyền sâm 10g
– Cát cánh 10g
– Hoàng cầm 10g
– Cam thảo 4g
-
Các bước thực hiện
– Bước 1: Các loại dược liệu được rửa sạch, sau đó cắt nhỏ thành từng đoạn với chiều dài vừa phải.
– Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc thuốc, đổ vào ấm thêm 500ml nước sạch. Đun nhỏ lửa đến khi nước trong ấm còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
– Bước 3: Lọc lấy nước thuốc. Sau đó chia nước thuốc thành 2 phần đều nhau. Một phần để uống ban ngày có thể để nguyên trong ấm thuốc, hâm nóng mỗi lần trước khi uống. Phần còn lại cho vào bình trữ trong ngăn mát tủ lạnh, buổi tối trước khi dùng cho vào ấm hâm nóng sau đó sử dụng
Nước thuốc uống trong ngày, không để đến ngày hôm sau, mỗi ngày sắc thuốc mới để sử dụng.
Dùng thuốc liên tục trong vòng 15-20 ngày để thấy rõ hiệu quả.
-
Lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp chữa bệnh gan
– Trẻ em, phụ nữ mạng thai hoặc đang cho con bú không sử dụng bài thuốc này.
– Trong quá trình sử dụng, nếu có bất cứ biểu hiện tác dụng phụ nào như buồn ói, đau đầu, chóng mặt, tức ngực, mẩn ngứa… thì lập tức ngưng sử dụng. Sau đó liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.
– Sử dụng đúng liều lượng chỉ định, không lạm dụng.
– Cân nhắc khi sử dụng kết hợp với thuốc Tây Y. Nên lấy ý kiến của bác sĩ trước khi dùng chung với thuốc Tây.
Kết luận
Điều quan trọng nhất để cải thiện sức khỏe cho gan của bạn không chỉ phụ thuộc vào bài thuốc từ cây tầm bóp mà còn cần kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Bên cạnh đó, người bệnh cần thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi tình hình bệnh, nếu bệnh nặng cần thực hiện điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ có chuyên môn, không nên tự ý chữa trị tại nhà.
>> Xem thêm:
- Cách tắm cho trẻ bằng cây tầm bóp trị rôm sảy mẩn ngứa
- 6 cách chế biến cây thù lù làm món ăn ngon miệng